Liên hệ mua hàng Contact Us Buy Now!

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đề xuất 6 nhóm chính sách

Theo Bộ Công Thương, Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua 21/11/2007, hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2008.

Luật Hóa chất sửa đổi sẽ tập trung giải quyết 6 nhóm chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp hóa chất.

Sửa đổi Luật Hóa chất là cần thiết

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, quản lý hóa chất, giảm thiểu tối đa rủi ro của các hoạt động hóa chất tới sức khỏe người dân, môi trường và tài sản xã hội.

Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất là hết sức cần thiết
Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất là hết sức cần thiết.

Theo Bộ Công Thương, Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2008, là sự thể chế hoá, hiện thực và cụ thể hoá một cách nhanh chóng và kịp thời các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự ra đời của Luật Hóa chất là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động hóa chất trên cả nước.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung với nhiều điểm đổi mới so với thời điểm ban hành Luật Hóa chất như: Luật Đầu tư, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Luật Phòng chống ma túy, Luật Quản lý, sử dụng Vũ khí, Vật liệu nổ và Công cụ hỗ trợ, Luật Bảo vệ môi trường... khiến cho các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất phải thay đổi theo, dần làm giảm tính hài hòa, thống nhất trong toàn bộ hệ thống quy định về quản lý hóa chất.

Cùng với đó, nhiều chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đã có sự thay đổi lớn, cụ thể như: chủ trương cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính; xu hướng quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; các quy định về hoạt động đầu tư; chủ trương đẩy mạnh chính phủ điện tử hướng tới xây dưng chính phủ số, nền kinh tế số phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; chủ trương đẩy mạnh phát triển các "ngành công nghiệp nền tảng", "phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số", "quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường"...

Qua thực tiễn theo dõi, quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất, cũng như đánh giá quá trình thực thi Luật Hóa chất trong thực tế nhận thấy Luật Hóa chất và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động hóa chất đã phát sinh một số vấn đề vướng mắc, bất cập cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.

Do vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực hóa chất.

Đề xuất 6 nhóm chính sách

Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu khi tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), với vai trò là sản phẩm trung gian cho các phục vụ phát triển công nghiệp. Vì vậy, các FTA song phương, đa phương đã ký kết và có hiệu lực chính là cơ hội để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước vào lĩnh vực hóa chất. Đặc biệt, với làn sóng dịch chuyển đầu tư, cơ cấu lại các sản phẩm công nghiệp của thế giới, cũng như của khu vực đang diễn ra là cơ hội cần được nắm bắt để tạo lợi thế cho ngành hóa chất phát triển. Tuy nhiên, để có thể đón nhận thuận lợi này cần có chính sách phù hợp, trong đó quan trọng nhất Luật Hóa chất phải có định hướng dẫn dắt.

Chính vì vậy, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất sẽ nâng cao tính khả thi của Luật Hóa chất và bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hóa chất.

Bên cạnh đó, bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của các Nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hóa chất; tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn nữa về cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp ngành hóa chất, các Nhà đầu tư trong lĩnh vực hóa chất; thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân phát triển ngành công nghiệp hóa chất.

Để đạt được các mục tiêu trên, bên cạnh việc kế thừa các nội dung chính của Luật Hóa chất năm 2007, Luật Hóa chất sửa đổi sẽ tập trung giải quyết 06 nhóm chính sách lớn, cụ thể:

Chính sách 1: Quy định cụ thể hơn đối tượng, phạm vi áp dụng của Luật Hóa chất.

Chính sách 2: Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.

Chính sách 3: Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời.

Chính sách 4: Quản lý hóa chất trong sản phẩm.

Chính sách 5: Nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn hóa chất.

Chính sách 6: Quy định về thông tin hóa chất.

About the Author

Trang chia sẻ các kiến thức, tính chất, đặc điểm, ứng dụng của các loại hóa chất và dung môi công nghiệp giúp đọc giả tìm kiếm được thông tin nhanh và chính xác nhất.

Đăng nhận xét

Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.